I. -던 Sử dụng cấu trúc này để hồi tưởng lại hành động hay thói quen nào đó đã lặp lại nhiều lần trong quá khứ. Tuy nhiên, hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ đó đã chấm dứt ở hiện tại. Thường đứng trước trước danh từ. VÍ DỤ 1. 옆집에 살던 사람은 지난 주말에 이사했어요. Người mà từng sống cạnh nhà chúng tôi đã chuyển nhà rồi. 2. 이 음악은 제가 고등학교 때 자주 듣던 거예요. Đây là bài hát mà tôi từng nghe hồi còn học cấp 3. 3. 아버지께서 다니시던 대학교에 저도 다니고 있습니다. Tôi đang học đại học ở trường mà bố tôi đã từng học. CHÚ Ý 1. Cấu trúc này còn diễn tả hành động đã thường xuyên xảy ra ở quá khứ nhưng bây giờ đã chấm dứt. Trong trường hợp này thường đi kèm với các cụm từ diễn tả sự lặp lại như 여러번, 자주, 가끔,끝상. 우리가 자주 가던 카페에 다시 가 보고 싶어요. Tôi muốn đến quán cafe mà chúng ta đã từng hay đến. Ở câu này, người nói nhắc đến quán cafe mà người nói thường đi đến (trong quá khứ), nhưng hiện tại không còn đến nữa. 2. Có thể sử dụng cấu trúc này để hồi tưởng những sự việc đã bắt đầu xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn chưa kết thúc. Trong trường hợp này, thường sử dụng với các cụm từ xác định chỉ thời gian trong quá khứ như 지난달, 지난주, 어제, 아까, 저번에. • 아까 제가 마시던 커피를 버렸어요? Bạn đã vứt bỏ cốc cafe mà tôi đã uống dở lúc nãy à? Ở câu này diễn tả người nói chưa uống xong cốc cafe. 3. Cấu trúc này còn diễn tả ý nghĩa không phải là thứ, đồ vật mới mà là đồ vật cũ đã qua sử dụng từ trước cho đến giờ. 이것은 제 조카가 입던 옷인데 제 아이에게 줬어요. Tôi đã đưa cho con tôi quần áo mà cháu tôi đã từng mặc. 이 자동차는 아버지가 타시던 거예요. Đây là chiếc xe mà bố tôi từng đi. 4. Không sử dụng cấu trúc này với những hành động chỉ xảy ra một lần và không lặp lại nữa. 이곳은 제가 결혼하던 곳이에요. (X) —> 이곳은 제가 결혼한 곳이에요. (〇) 5. Cấu trúc này còn diễn tả hành động nào đó thường xuyên lặp lại từ mốc thời điểm nào đó trong quá khứ. • 오늘도 우리가 자주 가던 카페에서 만납시다. Hôm nay chúng ta hãy gặp nhau tại quán cafe mà chúng ta đã từng đến. Ở câu này diễn tả người nói đã từng đến quán cafe đó tại một thời điểm trong quá khứ. * -던 và -(으)ㄴ đều mang ý nghĩa hồi tưởng; tuy nhiên cũng có sự khác nhau như sau: II. -더라고요 Sử dụng cấu trúc này để hồi tưởng lại những hành động, sự việc mà người nói trực tiếp chứng kiến, nghe thấy hoặc cảm nhận. VÍ DỤ 1. 한국에서 여행을 해 보니까 한국에는 정말 산이 많더라고요. Thử đến Hàn Quốc du lịch rồi tôi mới thấy Hàn Quốc thực sự có nhiều núi. 2. 어제 친구들하고 같이 농구를 했는데 희수 씨가 운동을 정말 잘하더라고요. Hôm qua khi chơi bóng rổ cùng các bạn, (tôi mới biết rằng) Heesu chơi giỏi thật. 3. 학교 앞에 새로 생긴 커피숍의 커피 맛이 꽤 괜찮더라고요. (Tôi thấy) Cafe của quán mới mở trước cổng trường ngon lắm. LƯU Ý 1. Vì cấu trúc này diễn tả điều người nói trực tiếp nghe thấy hoặc chứng kiến nên chủ ngữ không thể là người nói. Tức là không sử dụng cấu trúc này với ngôi thứ nhất. 나는 해외로 여행을 가더라고요. (X) —> 나는 해외로 여행을 갔어요. (〇) ; 2. Cấu trúc này chỉ diễn tả điều người nói biết lần đầu, không phải điều vốn đã biết trước đó rồi. 제 고향은 강이 많더라고요. (X) ; ᅳ> 제 고향은 강이 많아요. (〇) Ở câu này diễn tả người nói đã biết có nhiều sông ở quê trước đó rồi nên không sử dụng -더라고요 3. Có thể sử dụng chủ ngữ ngôi thứ nhất khi cấu trúc này diễn tả tâm trạng, cảm xúc hoặc cảm giác của con người. Với ngôi thứ 3, sử dụng hình thức A + 아/어하다 + -더라고요. 。비가 오면 동생은 우울하더라고요. (X) ; —> 비가 오면 (저는) 우울하더라고요. (〇) • 그 이야기를 듣고 어머니가 속상하시 더라고요. (X) ᅳ> 그 이야기를 듣고 어머니가 속상해하시더라고요. (〇) 4. Cấu trúc này tương đương về ý nghĩa với -더군(요) hoặc -더라. Tuy nhiên, cấu trúc này nhấn mạnh hơn một chút. Sử dụng -더군(요) trong bối cảnh trang trọng và thân thiết, còn sử dụng -더라 trong bối cảnh thân thiết. 남자 친구를 사귀다 보니까 가끔은 속상한 일도 생기더라고요. = 남자 친구를 사귀다 보니까 가끔은 속상한 일도 생기더군요. = 남자 친구를 사귀다 보니까 가끔은 속상한 일도 생기더라. 5. Để diễn tả hành động đã hoàn tất trong quá khứ, sử dụng -았/었더라고요. Mệnh đề 눈이 오더라고요 diễn tả sự hồi tưởng khi người nói trực tiếp nhìn thấy tuyết đang rơi, trong khi 눈이 왔더라고요 diễn tả sự hồi tưởng đã nhìn thấy dấu hiệu của tuyết rơi (thấy mặt đất có tuyết chẳng hạn), nhưng đã ngừng rơi khi người nói quan sát. IV. -던데요 Cấu trúc này là sự kết hợp của -던, diễn tả sự hồi tưởng và -(으)ㄴ데요 làm bối cảnh cho mệnh đề tiếp theo. Do đó, cấu trúc này diễn tả những điều tương phản với điều người khác nói hoặc diễn tả cảm giác ngạc nhiên trước một sự việc đã xảy ra trong quá khứ trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. VÍ DỤ
1. 가: 이번 시험 아주 쉬웠지요? 나: 아니요, 저는 지난 시험보다 더 어렵던데요. A: Kỳ thi lần này dễ lắm phải không? B: Không, còn khó hơn cả lân trước. 가: 어제 마크 씨하고 식사하셨지요? 나: 네, 마크 씨가 한국 음식을 아주 잘 먹던데요. A: Hôm qua bạn đi ăn cùng với Mark à? B: Vâng, Mark ăn đồ ăn Hàn Quốc giỏi lắm. 가: 자야 씨 가 학생이지요? 나: 아니요, 은행원이던데요. 학교 앞 은행에서 일하더라고요. A: Jaya là học sinh à? B: Không, cô ấy là nhân viên ngân hàng. Cô ấy làm việc ở ngân hàng trước trường học chúng ta. LƯU Ý 1. Có thể sử dụng cấu trúc này ở giữa câu. Trong trường hợp này, nó diễn tả sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc tương phản với quá khứ. • 마크 씨는 좋은 사람 같아 보이던데 한번 만나 보세요. Mark có vẻ là người tốt, bạn thử gặp một lần xem. • 그 옷이 자야 씨에게 어울리던데 왜 안 샀어요? Cái áo kia hợp với Jaya, sao bạn không mua? • 어제는 많이 춥던데 오늘은 따뜻하네요. Hôm qua trời lạnh mà hôm nay lại ấm nhỉ. 2. Khi diễn tả hành động đã hoàn tất trong quá khứ, sử dụng -았/었던데요. 가: 은혜 씨가 잘 지내고있지요? Eunhye khỏe chứ? 나: 네, 얼마 전에 회사를 옮겼던데요. Vâng, tôi nghe nói cô ấy mới chuyển công ty. ~더라고요 và -던데요 đều diễn tả hồi tưởng quá khứ, tuy nhiên chúng có sự khác nhau như sau:
0 Comments
Leave a Reply. |
* CẤU TRÚC -게 하다
|