1. -고 보니 가: 둘이 아는 사이였어요? Hai người biết nhau à? 나: 네, 처음에는 누군지 몰랐는데 만나고 보니 초등학교 동창이 었어요. Vâng, lúc đầu không biết là ai nhưng gặp nhau rồi mới biết là bạn học cùng tiểu học. 가: 웨이밍 씨, 오늘 가방 안 가지고 왔어요? Wei Ming hôm nay bạn không mang cặp đi à? 나: 지하철에 놓고 내렸어요. 지하철에서 내리고 보니 가방이 없더라고요. Tôi bỏ quên ở tàu điện ngầm rồi. Lúc đì xuống tàu mới biết là không mang theo cặp. Cấu trúc này diễn tả sau khi người nói hoàn thành hành động nào đó thì phát hiện thông tin mới hay phát hiện điều gì trái ngược với suy nghĩ trước đó. Có thể sử dụng hình thức -고 보니까 thay cho -고 보니. • 세일을 한다고 해서 옷을샀어요. 그런데 옷을 사고 보니 작년 상품이었어요. Nghe nói đang giảm giá nên tôi đã mua cái áo, nhưng sau khi mua áo mới biết đó là mẫu hàng từ năm ngoái. • 비슷하게 생겨서 제 신발인 줄 알고 신었어요. 그런데 신고 보니 동생의 신발이었어요. Tôi cứ tưởng dép của mình vì giống nhau, nhưng đi vào mới biết đó là dép của em tôi. • 버스를 타고 보니까 반대 방향으로 가는 것이 었어요. Lên xe bus rồi thì tôi mới phát hiện ra xe bus đang đi hướng ngược lại. Lưu ý: 1. -고 보니 chỉ có thể kết hợp với động từ. Trường hợp tính từ hoặc 'danh từ + 이다' đứng trước -고 보니 thì câu sai về ngữ pháp. ° 돈이 없을 때는 몰랐는데 돈이 많고 보니 더 외롭다는 생각이 들었어요. (X) ᅳ> 돈이 없을 때는 몰랐는데 돈이 많아지고 보니 더 외롭다는 생각이 들었어요. (〇) Vì 많다 là tính từ nên cần biến đổi thành động từ bằng cách thêm -아/어지다 trước khi kết hợp với -보니. ° 배우가 되기 전에는 배우들의 생활이 부러웠어요. 그런데 배우이고 보니 배우들의 삶이 생각만큼 좋지 않다는 것을 알게 되었어요. (X) ᅳ> 그런데 배우가 되고 보니 배우들의 삶이 생각만큼 좋지 않다는 것을 알게 되었어요. (〇) Vì 배우이다 không phải là động từ nên cần biến đổi thành động từ dưới dạng 배우가 되다 trước khi kết hợp với -고 보니, 2. -다 보니 가: 집이 엉망이구나. Nhà bừa bộn quá nhỉ. 나: 혼자 살다 보니 집 정리를 잘 안 하게 돼요. Sống một mình nên tôi (quen) không dọn dẹp nhà cửa. 가: 자야 씨는 양강 씨를 싫어하지 않았어요? Jaya à, bạn không ghét Yang Gang à? 나: 처음엔 싫어했는데 매일 같이 일하다 보니 양강 씨의 좋은 점이 보이더라고요. Lúc đầu thì không thích nhưng hàng ngày làm việc cùng thì thấy Yang Gang có điểm tốt. Cấu trúc này diễn tả người nói phát hiện điều gì mới hay tình huống mới xảy ra sau khi thực hiện hành động nào đó liến tục trong quá khứ. -다 trong -다 보니 là hình thức rút gọn của -다가, diễn tả một hành động chen ngang khi một hành động khác đang xảy ra. -보니 là hình thức rút gọn của 보다 và -(으)니까, diễn tả sự phát hiện hoặc kết quả. Do đó, có thể sử dụng cả hai hình thức -다가 보니까 và -다 보니까 với ý nghĩa tương đương. 자꾸 먹다 보니 이젠 매운 음식도 잘 먹게 되었어요. Cứ ăn thường xuyên nên bây giờ tôi đã ăn được đồ ăn cay. 오랜만에 만난 친구랑 이야기하다 부니 어느새 12시가 넘었더라고요. Nói chuyện với người bạn lâu rồi không gặp mà bỗng cái đã thấy hớn 12h rồi. 경제 신문을 매일 읽다가 보니까 자연스럽게 경제에 대해 잘 알게 되었어요. Sau khi đọc báo kinh tế hàng ngày tự nhiên tôi dần thấy hiểu biết nhiều về kinh tế. Khi phía trước -다 보니 đi với tính từ hoặc 이다 thì mệnh đề trước diễn tả lý do cho kết quả ở mệnh đề sau. • 그 일이 워낙 중요하다 보니 혼자 결정할 수 없었어요. Công việc này vốn dĩ quan trọng nên tôi không thể tự quyết định được. ° 대통령은 한 나라의 대표이다 보니 경호하는 사람들이 많을 수밖에 없어요. Tổng thống là người đại diện cho một quốc gia nên không thể không có nhiều người bảo vệ được. Sự khác nhau giữa -고 보니 và -다 보니 như sau: 3. -다 보면 가: 정말 죄송합니다. 우리 알렉스가 유리창을 깼어요. Thành thật xin lỗi chị. Alex nhà chúng tôi làm vỡ kính rồi. 나: 괜찮아요. 아이들이 놀다 보면 유리창을 깰 수도 있지요. Không sao đâu. Bọn trẻ cứ chơi đùa thì khó mà tránh được vỡ kính. 가: 제가 이 일은 처음 해 보는 거라서 잘할 수 있을지 모르겠습니다. Là lần đầu tiên tôi làm công việc này nên không rõ có thế làm được tốt không. 나: 일을 하다 보면 금방 방법을 알게 될 거니까 너무 걱정하지 마세요. Cứ làm rồi anh sẽ biết cách làm, đừng lo lắng quá. Cấu trúc này diễn tả hành động ở mệnh đề trước liên tục xảy ra và cuối cùng dẫn đến một kết quả nào đó. Trong văn viết, biểu thức này thể hiện dưới dạng -다가 보면. 가: 마크 씨는 집안일을 참 잘하네요: Mark, bạn làm việc nhà giỏi thế. 나: 외국에서 혼자 살다 보면 저절로 요리도 하고 청소도 하게 되는 것 같아요. Tôi nghĩ cứ sống một mình ở nước ngoài thì việc nấu nướng và dọn dẹp sẽ giỏi thôi. 가: 카일리 씨하고는 친해지기가 어려운 것 같아요. Tôi thấy Kylie khó gần. 나: 아니에요. 자주 이야기하다 보면 친해질 수 있을 거예요. Không phải thế đâu. Cứ nói chuyện thì chắc sẽ thân đấy. 가: 어제 친한 친구하고 크게 싸워서 기분이 안 좋아요. Hôm qua tôi cãi nhau to với bạn thân nên tâm trạng không vui. 나: 같이 지내다 보면 싸울 때도 있지요. 하지만 빨리 화해하세요. Cứ chơi vời nhau thì sẽ có lúc cãi nhau mà. Nhưng mau làm lành đi. Không sử dụng thì quá khứ hoặc tương lai trước -다 보면, và mệnh đề sau không chia ở thì quá khứ. ° 그 친구를 계속 만났다 보면 좋아질 거예요. (X) 그 친구를 계속 만나겠다 보면 좋아질 거예요. (X) 그 친구를 계속 만나다 보면 좋아졌어요. (X) ᅳ>그 친구를 계속 만나다 보면 좋아질 거예요. (〇) 4. -더니 가: 은혜 씨가 노벨상을 받았대요. Tôi nghe nói Eunhye đạt giải Nobel. 나: 그래요? 어렸을 때부터 똑똑하더니 노벨상까지 받았군요. Thế à? Từ nhỏ Eunhye đã thông mình và (bây giờ) còn nhận được cả giải Noel nữa đấy. 가: 아키라 씨가 달라진 것 같아요. Akia đã (trở nên) thay đổi rồi. 나: 네, 맞아요. 아키라 씨가 유명해지더니 아주 거만 해졌어요. Vâng, đúng rồi. Akira trở nên nổi tiếng và đã kiêu ngạo hơn rất nhiều. Cấu trúc này diễn tả sự thay đổi của một đối tượng sự vật, sự việc mà người nói từng chứng kiến, trải nghiệm trong qúa khứ. Sự việc chứng kiến đó chính là nguyên nhân của sự thay đổi. Có thể sử dụng cấu trúc tương đương -더니만. 아기 때부터 예쁘더니 배우가 되었어요. Cô ấy từ hồi nhỏ đã xinh đẹp và (do đó) đã trở thành diễn viên. 동수 씨가 다이어명를 하더니 날씬해졌네요. Dongsu ăn kiêng (do đó) đã trở nên thon thả hơn nhỉ. 재현 씨가 요즘 돈이 없다고 하더니만 수학여행도 못 간 것 같아요. Jaehyeong nói rằng cô ấy hết tiền (do đó) cô ấy không thể đi trại hè được. 1. Cấu trúc này còn sử để diễn tả sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của một sự việc, trạng thái nào đó mà người nói trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm. ° 오후에는 덥더니 저녁이 되니까 썰쌀하네요. Buổi chiều nóng nhưng buổi tối thì mát nhỉ. ° 마크 씨가 월초에는 많이 바쁘더니 요즘은 좀 한가해진 모양이에요. Mark quá bận rộn vào đầu tháng nhưng gần đây thì có vẻ như rảnh rỗi hơn chút. ° 딸아이가 작년에는 여행을 많이 다니더니만 요즘은 통 밖에 나가지를 않아요. Con gái tôi năm ngoái đi du lịch nhiều nên gần đây hầu như không đi ra ngoài mấy. 2. Cấu trúc này chỉ có thể sử dụng khi chủ ngữ là ngôi thứ 2, thứ 3, không sử dụng với ngôi thứ nhất. 。내가 열심히 공부하더니 1등을 했어요. (X) -> 진수가 열심히 공부하더니 1등을 했어요. (〇) Tuy nhiên có thể sử dụng ngôi thứ nhất khi chủ ngữ tự nói về mình một cách khách quan. • (내가) 며칠 전부터 피곤하더니 오늘은 열도 나고 아파요. Cách đây mấy ngày tôi cảm thấy mệt và bây giờ tôi còn bị sốt và đau nữa. • (내가) 젊었을 때는 사람들 이름을 잘 기억하더니 요즘은 통 기억을 못하겠어요. Tôi nhớ tên người rất tốt khi tôi còn trẻ nhưng giờ hầu như tôi không nhớ được nữa. 3. Chủ ngữ hai mệnh đề phải đồng nhất. ° 동수 씨가 노래를 하더니 사람들이 박수를 쳤어요. (X) Chủ ngữ của mệnh đề trước và mệnh đề sau khác nhau nên câu này sai về ngữ pháp. ° 동수 씨가 노래를 하더니 배탈이 났어요. (X) Chủ ngữ hai mệnh đề khác nhau nên câu này sai về mặt ngữ pháp. 4. Cấu trúc này không kết hợp với thì tương lai. ° 라라 씨는 꾸준히 연습하더니 세계 최고의 선수가 될 거예요. (X) ᅳ> 라라 씨는 꾸준히 연습하더니 세계 최고의 선수가 되었어요. (〇) 5. Cũng có thể sử dụng cấu trúc này để hồi tưởng lại hành động hay việc gì mình đã trực tiếp chứng kiến trong quá khứ, lúc này xuất hiện tình huống hay thực tế khác xảy ra ngay sau đó. ° 소연이는 남자 친구한테 화를 내더니 밖으로 나가 버렸어요. Soyeon nổi nóng với bạn trai và (sau đó) đi ra ngoài luôn. ° 동생은 집에 들어오더니 갑자기 울기 시작했어요. Em tôi về nhà và đột nhiên khóc. Khi diễn tả sự tương phản thì có thể sử dụng -더니 thay cho -(으)ㄴ/는데; tuy nhiên chúng khác nhau như sau: 5. -았/었더니 가: 은혜 씨, 얼굴이 안 좋아 보여요. Eunhye à, trồng bạn có vẻ không khỏe lắm. 나: 며칠 야근을 했더니 몸살이 났어요. Làm đêm mấy ngày nên tôi mệt. 가: 자야씨는 졸리지 않아요? Jaya à, bạn không buồn ngủ à? 나: 네, 좀 전에 커피를 마셨더니 괜찮은데요. Không, lúc nãy tôi uống cafe nên bây giờ không buồn ngủ. Cấu trúc này diễn tả hành động nào đó xảy ra là kết quả việc người nói đã làm hoặc đã nói trước đó. 가: 감기는 좀 어때요? Bệnh cảm cúm của bạn thế nào rồi? 나: 약을 먹었더니 좀 좋아졌어요. Mình uống thuốc rồi nên thấy ổn hơn chút. 가: 한국어가 많이 자연스러워졌네요. Tiếng Hàn Quốc của bạn tự nhiên quá nhỉ. 나: 고마워요. 한국 드라마를 꾸준히 봤더니 자연스러워진 것 같아요. Cảm ơn bạn. Cứ xem phim Hàn Quốc liên tục thì tiếng Hàn Quốc trở nên tự nhiên thôi. 가: 내일 준수 씨 여자 친구도 모임에 오나요? Jusu, ngày mai bạn gái của bạn cũng đến cuộc họp mặt chứ? 나: 아니요, 여자 친구에게 같이 가자고 했더니 싫다고 하더라고요. Không. Tôi bảo bạn gái đi cùng nhưng cô ấy nói không muốn. 1. Cấu trúc này còn diễn tả sau khi thực hiện hành động ở mệnh đề trước thì người nói phát hiện một điều gì đó ở mệnh đề sau. Trong trường hợp này, có thể sử dụng cấu trúc tương đương -(으)니까. • 백화점에 갔더니 사람이 많았어요. = 백화점에 가니까 사람이 많았어요. Tôi đến tiệm bách hóa thì thấy rất đông người. • 그분을 만나 봤더니 아주 친절한 분이셨어요. = 그분을 만나 보니까 아주 친절한 분이셨어요. Tôi gặp người đó và (thấy) ngườii đó rất thân thiện. 2. Chủ thể của hành động xảy ra ở mệnh đề trước -았/었더니 thường là ngôi thứ nhất. • (내가) 오래간만에 운동을 했더니 기분이 상쾌해요. • (내가) 1년 동안 한국에 살았더니 이제 한국 생활에 익숙해요. Tuy nhiên khi mệnh đề trước trích dẫn lời nói của người khác thì chủ ngữ có thể là ngôi thứ 3. 3. Cũng có trường hợp chủ ngữ ở mệnh đề trước là ngôi thứ 3 và người nói đang hồi tưởng hành động đã được hoàn thành của người khác. Lúc này, khi chủ ngữ mệnh đề trước và mệnh đề sau không đồng nhất thì rất nhiều trường hợp diễn tả phản ứng về hành động ở mệnh đề trước. Nói cách khác, hành động ở mệnh đề trước là nguyên nhân dẫn tới kết quả của mệnh đề sau. ° 아키라 씨가 피아노를 쳤더니 사람들이 박수를 쳤습니 다. Akira chơi đàn piano, (vì thế) mọi người vỗ tay. ° 사람들이 웃었더니 게이코 씨 얼굴이 빨개졌어요. Mọi người đã cười, vì thế Keiko đã đỏ mặt. • 정호 씨가 늦겠다고 했더니 수진 씨가 화를 냈어요. Sujin đã giận vì Jeongho nói rằng anh ấy sẽ đến muộn. Mặc dù -더니 và -았/었더니 tương tự về ý nghĩa; tuy nhiên chũng cũng có sự khác nhau như sau: 6. -다가는 가: 엄마, 야채는 싫어요. 햄 주세요! Mẹ à, con ghét ăn rau. Cho con xúc xích đi. 나: 이렇게 편식을 하다가는 키가 크지 않을 거야. 음식을 골고루 먹어야 키가 크지. Nếu con chỉ ăn một loại đồ ăn như thế, con sẽ không cao đâu. Phải ăn đều mới cao được chứ. 가: 한 잔만 마셨으니까 운전해도 되겠지요? Vì anh chỉ mới uống một chén nên anh lái xe được chứ? 나: 술을 마시고 운전하다가는 큰일 나요. 오늘은 택시 타고 가세요. Uống rượu rồi lái xe thì nguy hiểm đấy. Hôm nay anh đi taxi về đi. Cấu trúc này diễn tả hành động hoặc trạng thái nào đó cứ tiếp tục thì sẽ có kết quả không tốt xảy ra. Nếu hành động ở mệnh đề trước đã diễn ra từ một thời điểm nào đó trong quá khứ thì thường sử dụng các cụm từ giống như 이렇게, 그렇게,저렇게. Thường sử dụng cấu trúc này để cảnh báo hoặc khiển trách người khác. 가: 한 달째 날씨가 너무 춥네요. Thời tiết lạnh cả tháng nay rồi nhỉ. 나: 이렇게 날씨가 춥다가는 감기 환자들이 늘어날 거예요. Thời tiết cứ lạnh như thế này thì số người mắc cảm cúm còn sẽ tăng nhiều. 가: 민서 씨가 이 일도 다음 주에 하겠대요. Minseo nói rằng việc này anh ấy cũng sẽ làm vào tuần sau. 나: 그렇게 일을 미루다가는 나중에 후회하게 될 텐데요. Anh ấy mà cứ trì hoãn công việc như thế thì sau này anh ấy sẽ hối hận đấy. 가: 오늘 백화점에 가서 가방이랑 신발을 샀어요. Hôm nay tôi đã đến bách hóa mua túi xách và giày. 나: 또 백화점에 갔다 왔어요? 지금처럼 카드를 많이 쓰다가는 월급도 모자라게 될지도 몰라요. Bạn lại đến bách hóa nữa à? Cứ dùng thẻ tín dụng như thế này thì không biết chừng lương cũng chẳng đủ bù vào đâu. 1. Sử dụng cấu trúc -다가는 trong trường hợp tiêu cực. Do đó, nếu sử dụng trong câu tích cực thì sẽ thiếu tự nhiên. 그렇게 공부하다가는 시험에 합격할 거예요. (X) ᅳ> 그렇게 공부하다가는 시험에 떨어질 거예요. (〇) 2. Vì -다가 mang tính chất giả định nên mệnh đề sau thường kết hợp với các cụm từ giả định hoặc phỏng đoán như -(으)ㄹ 거예요, -(으)ㄹ 텐데,-(으)ㄹ지도 몰라요 hoặc -겠어요. 그런 식으로 운전하다가는 사고가 났어요. (X) —> 그런 식으로 운전하다가는 사고가 날 텐데요. (〇) 3. Khi giả định về hiện tại hoặc sự việc sắp xảy ra trong tương lai, nghĩa là ''Nếu điều đó xảy ra" thì sử dụng hình thức -았/었다가는. 내일 발표를 망치다가는 회사에서 잘릴지도 몰라요. (X) ᅳ> 내일 발표를 망쳤다가는 회사에서 잘릴지도 몰라요. (〇) 4. -다 보니, -다 보면. -다가는 giống nhau ở chỗ hành động ở mệnh đề trước xảy ra lặp lại hoặc tiếp tục; tuy nhiên chúng cũng khác nhau như sau: 7. -(으)ㄴ/는 셈이다 가: 사람들이 많이 찬성했나요? Có nhiều người đồng ý với bạn không? 나: 네, 10명 중 9명이 찬성했으니까 거의 다 찬성한 셈이네요. Có, Có 9 trên 10 người đồng ý nên coi như là đồng ý gần hết. 가: 서울에서 오래 사셨어요? Anh sống ở Seoul lâu chưa? 나: 네, 20년 이상 살았으니까 서울이 고향인 셈이에요. Tôi sống ở đây trên 20 năm rồi nên Seoul coi như là quê hương của tôi vậy. Cấu trúc này sử dụng diễn tả một sự việc nào đó trên thực tế không nhất định là hoàn toàn như thế nhưng người nói sau khi xem xét nhiều hoàn cảnh thì kết luận rằng nó cũng gần giống với một sự việc nào khác. Tương đương với cấu trúc -와/과 마찬가지다. 가: 여기 구두는 다른 회사 구두보다 비싸네요.
Giày ở đây so với công ty khác thì đắt hơn. 나: 품질과 서비스를 생각하면 비싸지 않은 셈이에요. Nếu xét về chất lượng và dịch vụ thì coi như không đắt đâu. 가: 학생들이 수학여행을 많이 가나요? Học sinh có đi tham quan nhiều không? 나: 우리 학교 학생 95%가 가니까 거의 다 가는 셈이에요. 95% học sinh đi nên coi như tất cả đều đi. 가: 어제 저녁 식사값은 각자 냈어요? Mọi người tối qua có chia nhau trả tiền ăn không? 나: 아니요, 부장님이 200,000원 내시고 우리는 10,000원씩만 냈어요. Không, phó giám đốc trả 200,000 won, còn chúng tôi mỗi người chỉ trả 10,000 won. 가: 그럼 부장님께서 다 내신 셈이네요. Vậy thì coi như phó giám đốc trả hết rồi.
0 Comments
Leave a Reply. |
* CẤU TRÚC -게 하다
|